Tiểu sử Phùng_Viện

Phùng Viện là người Thượng Đảng (上党郡; nay là Trường Thị, Sơn Tây), là con gái của Phùng Phụng Thế, một vị danh tướng phục vụ dưới thời Hán Tuyên Đế. Trong nhà bà có 9 anh em trai và 3 chị em gái, trong đó có Phùng Dã Vương (馮野王), Phùng Thuân (馮逡), Phùng Lập (馮立) và Phùng Tham (馮參) về sau đều giữ những tước vị cao trong triều.

Năm Sơ Nguyên thứ 2 (47 TCN), Phùng Viện nhập cung, do khi ấy cha bà đang là Chấp kim ngô, nên Phùng Viện sơ phong Trưởng sử (長使), không lâu sau phong Mỹ nhân (美人). Năm Vĩnh Quang thứ 2 (42 TCN), bà sinh hạ con trai Lưu Hưng, được phong làm Tiệp dư, tước vị chỉ dưới Hoàng hậu. Khi đó, sự ân sủng của Phùng Viện không hề thua kém Phó Tiệp dư[2]. Bà được đánh giá là tính tình cương trực, hào sảng nhưng cũng rất hiểu lễ nghĩa, đọc biết nhiều thứ, hoàn toàn khác với các phi tần khác luôn hiền thục, ôn văn.

Năm Kiến Chiêu nguyên niên (38 TCN), Hán Nguyên Đế cùng hậu cung cơ thiếp, xem đấu thú ở quảng trường lớn, trong đó có Phùng Viện và Phó Tiệp dư. Khi đang theo dõi trận đấu, thì đột nhiên một con gấu mất kiểm soát, vồ lên khán đài nơi mà Nguyên Đế đang ngồi. Tất cả quan thần lẫn cơ thiếp, trong đó có Phó thị, đều nhất loạt chạy tứ tán bỏ mặc Hán Nguyên Đế, duy chỉ có Phùng Viện xả thân mình lên chắn ngang giữa Nguyên Đế và con gấu. Con gấu sau đó bị giết bởi đội vệ binh.

Khi Nguyên Đế hỏi vì sao bà lại lao ra chắn mình, thì Phùng Viện thật thà đáp: "Thần thiếp nghe nói con gấu một khi đã muốn hại ai, thì sẽ vồ lấy mục tiêu bất chấp thứ gì khác. Thần thiếp không muốn bệ hạ bị hại, đành liều mình ra ngăn. Bệ hạ quân lâm thiên hạ, không thể bị hại, dù thần thiếp có bị chết cũng đáng"[3]. Sau lần đó, Nguyên Đế càng yêu quý Phùng Viện hơn, còn Phó thị lại trở nên ghen ghét vì điều này[4]. Sử sách không ghi chép lại hành trạng của bà tham vọng ngất trời như của Phó thị, người muốn thay con trai mình là Lưu Khang đoạt được ngôi vị Đông cung Hoàng thái tử thay con trai Lưu Ngao của Hoàng hậu Vương Chính Quân. Bởi lẽ, con trai bà Lưu Hưng là người nhỏ nhất trong số 3 vị hoàng tử của Nguyên Đế, khả năng kế vị thấp, nên từ đó Phùng Viện cũng không hề mảy may nghĩ đến chuyện này.

Năm Kiến Chiêu thứ 2 (37 TCN), Hán Nguyên Đế phong con trai Lưu Hưng của bà tước vị Tín Đô vương (信都王); nhân đó phong Phùng Tiệp dư cùng Phó Tiệp dư đồng tấn phong làm Chiêu nghi. Phẩm vị Chiêu nghi trong Hậu cung đặt lên trên cả Tiệp dư, mang nghĩa "Chiêu kì nghi" (昭其儀)[5].

Liên quan